Trong một video khác vào tháng 7/2023, cặp đôi tiết lộ việc mang thai là ngoài dự kiến, chỉ 10 tháng sau khi họ chào đón đứa con gái thứ ba.
Khi đó, người chồng lo sợ việc có thêm con gái, vì anh từng bị xã hội chế nhạo không có con trai. Còn người vợ nói sẽ phấn đấu và tiếp tục cố gắng, tỏ lòng biết ơn trước hành động của anh.
Trong một video khác đăng tải vào ngày 25/2, người phụ nữ lên cơn co thắt đau đớn, đi lại khó khăn dọc hành lang bệnh viện và dựa vào lan can để được hỗ trợ. Mỗi bước đi, chồng đều đưa cho cô vài trăm nhân dân tệ.
"Hai năm trước, khi tôi sinh con gái thứ ba, anh đã thưởng cho tôi 2.000 nhân dân tệ (gần 7 triệu đồng) để khuyến khích tôi đi bộ nhiều hơn, với mức thưởng 200 nhân dân tệ (gần 700.000 đồng) mỗi bước", cô kể.
Lần này, cô được chồng thưởng nóng 10.000 nhân dân tệ (hơn 34 triệu đồng) sau khi sinh con trai. Nhìn thấy nhiều tiền như vậy, cô nói các cơn co thắt "chợt bớt đau đớn hơn".
Ngoài ra, người phụ nữ còn chia sẻ một đoạn video bày tỏ lòng biết ơn đối với chồng vì đã chăm sóc cô trong thời kỳ hậu sản.
"Đây là những điều anh chưa bao giờ làm sau khi tôi sinh ba cô con gái. Có con trai dường như khiến anh trân trọng sự hi sinh của tôi hơn", cô nói.
Tuy nhiên, dư luận Trung Quốc nổ ra tranh cãi, nhiều người cho rằng tình yêu đích thực sẽ không buộc người phụ nữ phải mạo hiểm sức khỏe và chịu đựng nhiều lần sinh nở đau đớn chỉ để người đàn ông có được con trai.
"Nếu chồng bắt tôi sinh 4 đứa con chỉ để anh ấy có con trai thì dù có quỳ 100 lần tôi cũng không quan tâm", một người bình luận.
"Những người bị ám ảnh như thế này không phải quỳ trước vợ mà là quỳ trước đứa con trai mới sinh của họ", một người khác bày tỏ.
Trả lời Jiupai Newsvào ngày 26/2, người chồng cho biết cặp đôi đã bên nhau 13 năm, 4 lần sinh nở vì gia đình.
"Việc tôi quỳ trước vợ mình là điều bình thường", anh nói.
Để bảo vệ chồng, người vợ cũng lên tiếng, cho rằng việc chồng quỳ gối không phải chỉ để diễn cho người khác xem. "Anh ấy hiểu sự hi sinh của tôi", cô nói.
Theo Dân trí
Tác giả Ostler lập luận rằng các đặc điểm ngôn ngữ thực sự tạo ra khác biệt, với mục tiêu lý giải nguyên nhân khiến một ngôn ngữ trở nên quan trọng, có thể lan truyền xa và tồn tại lâu dài. Đồng thời, ông bàn về mối liên hệ giữa ngôn ngữ với chính trị, tôn giáo, thương mại, xã hội, văn hóa… Ông so sánh các ngôn ngữ ở cấp độ vĩ mô dựa trên các khía cạnh lịch sử nhiều hơn là đi vào chi tiết các vấn đề chính thể của ngôn ngữ như ngữ pháp hay âm vị học.
Trong sách, tác giả xem xét đến tiếng Akkad, tiếng Aramaic và tiếng Ảrập, những ngôn ngữ Semitic Tây nối tiếp nhau trong các nền văn minh và đế chế ở Trung Đông, xem xét song song tiếng Trung Quốc và tiếng Ai Cập, như phương tiện của các truyền thống văn hóa có uy tín lớn. Ngoài ra, sách cũng bàn về tiếng Phạn, tiếng Hy Lạp, tiếng Celt, tiếng La Mã, tiếng Đức, tiếng Slav...
Hai chương ngắn chuyển tiếp giữa phần 1 và phần 2 của sách lần lượt nói về lần cáo chung thứ nhất và thứ hai của tiếng Latin khi nó không còn độc quyền ở châu Âu trong học thuật và khi nó chỉ còn trong kinh sách, không được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.
Trong thời kỳ hiện đại, tác giả bàn về tiếng Tây Ban Nha ở Tân Thế giới, về tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Hà Lan, tiếng Pháp và tiếng Nga, như một sự tương phản với lịch sử của tiếng Anh.
Sách khép lại với khảo sát về 20 ngôn ngữ hàng đầu, đồng thời tóm tắt về quá khứ, hiện tại và các yếu tố tiềm năng trong tương lai ảnh hưởng đến sự lan truyền của các ngôn ngữ.
Điểm thú vị của sách nằm ở việc bàn luận về lịch sử ngôn ngữ của nhân loại dưới góc nhìn bao quát hơn, gồm cả lịch sử cụ thể của các ngôn ngữ riêng lẻ và mối quan hệ giữa các ngôn ngữ với nhau, cũng như sự liên kết giữa ngôn ngữ và lịch sử loài người.
Cuốn sách rất phù hợp cho những độc giả muốn có cái nhìn tổng quan về lịch sử phát triển và thăng trầm của những ngôn ngữ lớn trên toàn thế giới, hay muốn biết về nguồn gốc xuất xứ - quan hệ "họ hàng" của những ngôn ngữ thông dụng như: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha.